Giới thiệu về chất liệu hiflex
1/ In Hiflex là gì?
Hiflex là một loại chất liệu nhựa tổng hợp, có màu trắng và có độ bền cao. In hiflex là loại hình thức in khá phổ biến trong ngành quảng cáo hiện nay.
Hiflex là một chất liệu nhựa PVC dùng trong ngành công nghiệp in ấn, có màu trắng sữa, chịu được nắng mưa, co giãn tốt. Ở Việt Nam in Hiflex còn được gọi là in bạt vì người ta thường dùng nó làm bạt, dù, mái che… Hình ảnh và nét chữ in trên Hiflex rất sáng sủa, tươi tắn, lại giữ được màu lâu nên chất liệu Hiflex khá phổ biến trong Marketing hiện đại.
>> Xem thêm: Vật tư ngành in
Để tiện cho khách hàng dễ phân biệt các loại bạt hiflex, người ta chia làm 3 loại chính:
- Loại không xuyên
- Loại xuyên 50%
- Loại xuyên sáng
Tùy vào mục đích sử dụng của khách hàng có thể đặt in bạt hiflex có độ dày mỏng khác nhau, nhưng sản phẩm được nhiều người chọn đó là in hiflex 3.2 zem (0.32 mm).
2/ In hiflex thành phẩm cho ra sản phẩm gì ?
In hiflex người ta còn gọi là in bạt. Hiflex là loại chất liệu nhựa (PVC), có màu trắng sữa, có thể chịu được nắng mưa, co giãn tốt. Sau khi được phủ lên một lớp màng, hiflex dùng để in các hình ảnh sản phẩm, text… rất đẹp, nên thường được sử dụng để in các sản phẩm như:
- In băng rôn
- In phông nền tuyên truyền
- In bảng nội quy, tranh ảnh
- In bảng quảng cáo, banner,
- In menu khổ lớn
- In hộp đèn quảng cáo ngoài trời
- In phông nền trang trí, bao quanh các công trình xây dựng
- In hiflex giá rẻ, chất lượng bền, tái sử dụng dễ dàng.
3/ Ưu của hiflex
In Hiflex có nhiều ưu điểm nổi bật mà không chất liệu nào có thể so sánh:
In Hiflex có giá rẻ, đặc biệt phù hợp cho việc in băng rôn quảng bá, tuyên truyền trong những chiến dịch quảng cáo quy mô lớn.
- Có thể in khổ rất lớn, khổ in thông thường của in Hiflex là 80×240 cm, đôi khi khổ ngang sản phẩm in có thể lên đến 3,2m và chiều dài tùy chọn.
- Phân chia thành ba loại tủy theo chiều dày tấm bạt. Khách hàng có nhu cầu có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của mình.
- In Hiflex dễ gia công, có thể tái sử dụng.
- Không chịu ảnh hưởng bởi nắng mưa, khó rách, có thể sử dụng trong một thời gian dài.
- Tính bền bỉ khi phải chịu mưa, chịu nắng mà độ sắc nét của hình ảnh vẫn rất tốt.
4/ Nhược điểm của hiflex
Bên cạnh đó, in Hiflex cũng có một số nhược điểm nhất định:
- Nếu in Hiflex bằng máy in Offset, in Hifflex có nhược điểm đó là không kiểm soát được bảng màu do được in trên bảng kẽm.
- Nếu in Hiflex bằng máy in kĩ thuật số, bên cạnh ưu điểm là nhanh và phục vụ được nhu cầu in gấp, nhược điểm thường gặp đó là giá thành sẽ cao hơn so với các loại hình khác.
- In Fiflex tuy màu sắc nổi bật, nhưng đường in lại không tinh tế. Do vậy chỉ nên dùng in Hiflex khi muốn in các loại ấn phẩm truyền thông khổ lớn, còn với những ấn phẩm cần sự tinh tế, chất lượng, bạn nên lựa chọn một loại nguyên liệu khác cho phù hợp hơn (In PP chẳng hạn)
>>Xem thêm: Giới thiệu về chất liệu Decal trong
Giới thiệu về chất liệu hiflex, 641, InQuangCao.Com, Tiên Tiên, Chuyên Trang in quảng cáo, 09/06/2016 15:22:43
Giới thiệu về chất liệu hiflex - Hotline in ấn gặp CSKH 096 4212 365 - 096 2457 365 - 096 9841 365 - 096 4657 365 | Trực tiếp đến xưởng in: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM | Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkythuatso.com | Vật tư ngành in
Các bài viết liên quan đến Giới thiệu về chất liệu hiflex , Vật tư ngành in
- 31/08/2018 In quảng cáo giá rẻ - In standee TPHCM 2013
- 09/06/2016 Giới thiệu về chất liệu decal sữa 3471
- 09/06/2016 Giới thiệu về chất liệu PP trong in ấn 3792
- 09/06/2016 Giới thiệu về chất liệu Decal trong 2316